QUY LUẬT NÓI CÂU
Quy luật ngừng nghỉ
Tại sao tôi lại nhấn mạnh câu "tập luyện cho đến khi chuẩn xác rồi mới chuyển sang từ tiếp theo"?
Để tôi kể cho bạn câu chuyện này, liên quan trực tiếp đến bản thân tôi.
Khi con trai tôi ở lớp mẫu giáo, cháu bắt đầu học đánh vần tiếng Việt. Cháu tỏ ra rất thích đọc, đi đường gặp bất cứ biển hiệu gì cũng đánh vần. Sau một thời gian ngắn, bất cứ chữ nào cháu cũng đánh vần được. Cháu có thể đánh vần hết cả một câu chuyện. Tuy nhiên từ đầu đến cuối chữ nào cũng đánh vần, ghép vần, cháu chưa thể đọc liền một mạch được.
Lúc đó tôi bảo cháu không đọc cả câu chuyện nữa. Chỉ đọc một câu duy nhất, nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Ví dụ, với câu "Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ...". Lần đọc thứ nhất vẫn đánh vần từng từ, lần thứ hai đánh vần với tốc độ nhanh hơn, lần thứ ba quen mặt chữ chỉ còn đánh vần 1 - 2 từ, lần thứ tư đọc được cả câu (không cần đánh vần nữa), lần thứ năm đọc cả câu một hơi một cách trôi chảy.
Với cách học như vậy, chỉ sau một tuần cháu có thể đọc các câu chuyện khác mà không cần đánh vần.
Ở lớp học mẫu giáo, khi các bạn ở trong lớp vẫn phải đánh vần thì cháu có thể đọc truyện cho các bạn nghe được. Bà khi hơn 5 tuổi, cháu có thể đọc lưu loát các chữ phụ đề trên tivi.
Với tiếng Anh cũng vậy, ví dụ có một câu tiếng Anh là "if you know this secret, it'll give you everything".
Khi bạn nói câu này, nếu bạn không luyện nói từ "secret", "everything" chính xác thì khi sang câu nói khác, bài khác, bạn lại gặp từ "secret", "everything" thì bạn cũng không thể nói chính xác cả câu.
Và cả câu trên, nếu bạn không tập nói cho thuần thục, không tạo được ngữ điệu chuẩn, không biết cách chia đoạn thì sang câu khác bạn cũng sẽ mắc lỗi đấy.
Vậy tại sao chúng ta không học theo cách chỉ tập trung nói chuẩn một câu? Dù cho cả 1 ngày bạn chỉ tập nói 1 câu đó nhưng nói chuẩn xác, có ngữ điệu thì vẫn tốt hơn việc bạn học tiếng Anh 10 năm nhưng chưa nói được bất kì một câu tiếng Anh nào thực sự hay.
Bình luận (0)