Giới thiệu về Enpro

Tin tức Ngày đăng: 24/4/2018

Học đánh vần tiếng Anh là cách học thế nào?

Rất nhiều người có thắc mắc không biết cách học Đánh vần tiếng Anh là như thế nào. Đa số nghĩ là cách học này chắc chỉ dành cho những em bé, vì họ đã lớn rồi, học tiếng Anh 10 năm, 20 năm rồi, không phải học Đánh vần nữa.

Tôi vô cùng tự hào là người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và sáng tạo ra phương pháp “Học đánh vần tiếng Anh”.

Sứ mệnh là một phương pháp thật sự khác biệt so với cách học tiếng Anh truyền thống. Nhưng lại rất gần gũi với cách học đánh vần tiếng Việt mà bất kỳ người Việt nào cũng đã trải qua.

Ví dụ:

Tiếng Việt có từ XÃ HỘI

Tiếng Anh có nghĩa tương đương là SOCIAL

Thứ nhất là cách học đánh vần tiếng Việt với từ XÃ HỘI

 Bài 1: Học âm [a] và dấu ngã

 Bài 2: Học âm [x]

 Bài 3: Học âm [o]

 Bài 4: Học âm [ô] và dấu nặng

 Bài 5: Học âm [i]

 Bài 6: Học âm ghép [ôi]

 Bài 7: Học âm [h]

Vậy là để đánh vần được từ “xã hội” chúng ta cần phải học qua 7 bài học khác nhau. 

Bây giờ thử xem với từ tiếng Anh là SOCIAL, cách học đánh vần và đọc từ này như thế nào?

 Quy tắc 1: Xác định trọng âm của từ. Bài học này sẽ xác định được trọng âm rơi vào nguyên âm [o]

 Quy tắc 2: Cách đọc của nguyên âm [o]. Với quy tắc của phương pháp học Đánh vần tiếng Anh, chúng ta sẽ biết cách đọc âm [o] thành /ou/. Từ đó biết cách viết phiên âm thứ nhất là /’sou…/

 Quy tắc 3: Cách đọc của phụ âm [c]. Quy tắc này giúp người học biết đọc âm [c] đọc thành /ʃ/.

 Quy tắc 4: Xác định cách đọc của âm [ia]. Chúng ta sẽ học được quy tắc âm [ia] đọc thành /ə/.

 Quy tắc 5: Biết cách đọc của phụ âm [l].

 

Với 5 quy tắc ở trên, người học sẽ tự tin viết phiên âm và biết cách đánh vần, biết cách đọc từ SOCIAL thành /’souʃəl/ mà không phải là /sô sồ/ hoặc /so sồ/ như cách đọc nhìn mặt chữ.

Với tiếng Việt, một bài học sẽ đọc được hàng nghìn từ khác nhau. Tiếng Anh cũng vậy, sau khi học xong các quy tắc ở trên chúng ta sẽ tự đọc được các từ tương tự khác mà không cần phải tra từ điển, ví dụ như: associate, negotiate, clonial, Ethiopia…

Đây chính là nội dung cơ bản của cách học Đánh vần tiếng Anh, học quy tắc đánh vần và đọc một từ để sau đó biết đọc hàng trăm, hàng nghìn từ khác.

Tại sao là “Đánh vần tiếng Anh” mà không phải là ngữ pháp hay giao tiếp…?

Tiếng Anh là một ngôn ngữ, mà đã là một ngôn ngữ thì cần phải biết đọc, biết nói. Nhưng cách học, cách đào tạo tiếng Anh nói chung hiện nay đơn thuần giúp người học hiểu về ngữ pháp, đạt điểm cao ở các kỳ thi mà không biết đọc, biết nói tiếng Anh chuẩn xác.

Còn về kỹ năng đọc và nói tiếng Anh hầu như không được đào tạo bài bản. Từ đó dẫn đến hiện tượng đọc theo mặt chữ, nói theo thói quen. Có thể đúng, có thể sai. Đặc biệt, sau khi học xong nếu một thời gian sau đó không sử dụng thì người học luôn cảm thấy bị quên gần hết những gì đã học, cảm thấy tình trạng “bị mất gốc” và lại mất thời gian, công sức và tiền bạc đi học lại từ đầu.

Tất cả là do không được đào tạo từ gốc, không được học từ những thứ căn bản nên người học luôn cảm thấy nhanh quên.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã dành rất nhiều tâm huyết biên soạn bộ sách Tiếng Việt theo chương trình công nghệ giáo dục mới và Giáo sư đặt ra ba mục tiêu:

  • Đọc thông viết thạo (Đọc thông viết thạo nghĩa là nếu nghe được thì nhắc lại được, viết ra được, và đọc được, bởi đặc trưng của chữ Việt là chữ ghi âm);
  • Viết đúng chính tả;
  • Không bao giờ tái mù chữ.

Theo lời Giáo sư thì với cách dạy cũ, sách giáo khoa làm cho trẻ mặc nhiên chấp nhận các chữ cái mà không hiểu tại sao lại có chữ đó. Do đó, để học được, trẻ phụ thuộc vào trí nhớ. Còn cách của Giáo sư là dạy tư duy. Cũng là dạy chữ e, chữ b… nhưng Giáo sư dạy cho trẻ hiểu tại sao nó phải là chữ e, tại sao nó phải là chữ b mà không phải là chữ khác.

Lúc đó, một suy nghĩ vụt lóe lên rất nhanh trong đầu tôi, liệu tiếng Anh có thể có được cách học giống với cách dạy tiếng Việt của Giáo sư không?

Vì rõ ràng hiện nay rất nhiều thế hệ đang học tiếng Anh nhiều năm mà không biết đọc, nếu có đọc được là do nghe theo giáo viên, bạn bè, họ đọc theo trí nhớ mà không hiểu tại sao lại đọc từ đó như vậy. Vì chúng ta cũng đang học tiếng Anh như một con robot, tiếp nhận kiến thức và chấp nhận nó mà không hiểu tại sao cùng một chữ [e], từ này đọc là /e/ nhưng từ khác lại đọc là /i:/.

Và đặc biệt là cứ sau một thời gian không học, không sử dụng, đa số người học luôn cảm thấy khó khăn khi đọc, nói tiếng Anh. Nó giống hệt như tình trạng “tái mù chữ” hoặc “ngồi nhầm lớp”.

Với mong muốn duy nhất là nghiên cứu các quy luật đọc tiếng Anh để có thể đọc tiếng Anh lưu loát như tiếng Việt, tôi đã dành ra rất nhiều thời gian để biên soạn, thử nghiệm hàng trăm, hàng nghìn lần các quy tắc nhận dạng đánh vần.


Tags:


Bình luận (0)

Danh mục Blog

Tin tức mới

Gọi điện
Tư vấn cho tôi
Zalo
Youtube
Google map